Sàn gỗ có lau được nước không? Nước lau sàn gỗ công nghiệp có tốt không? Nên lựa chọn nước lau sàn gỗ nào? Đây là nỗi băn khoăn phổ biến hiện nay, khi mà sàn gỗ đã trở thành sự lựa chọn yêu thích trong các gia đình hiện đại nhờ vào vẻ đẹp sang trọng và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, sàn gỗ khác xa so với các loại gạch lát mà chúng ta thường hay sử dụng. Vì vậy khi sử dụng sàn gỗ, không ít người đau đầu về cách bảo quản và vệ sinh.
Đây là vấn đề quan trọng cần lưu tâm, bởi sàn gỗ rất dễ bị hỏng nếu không được bảo quản và vệ sinh đúng cách.. Trong bài viết này, Ecocare sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về việc liệu sàn gỗ công nghiệp có thể lau nước được không, cũng như hướng dẫn cách lựa chọn loại nước lau sàn gỗ sao cho phù hợp.
1. Sàn gỗ có lau được nước không?
Để trả lời được câu hỏi “sàn gỗ có lau được nước không?”, đầu tiên chúng ta cần nắm được bản chất của sàn gỗ.
Sàn gỗ gồm có hai loại: sàn gỗ tự nhiên và sàn gỗ công nghiệp. Hai loại gỗ này có những tính chất khác nhau, cần phải hiểu rõ mới có thể giữ gìn được lâu, nâng cao tuổi thọ cho sàn.
1.1. Sàn gỗ tự nhiên
Sàn gỗ tự nhiên được làm từ gỗ tự nhiên nguyên khối. Điều này mang lại cho nó vẻ đẹp tự nhiên, cảm giác ấm áp và sang trọng mà ít loại sàn nào có thể sánh kịp. Mỗi tấm sàn gỗ tự nhiên thường mang những đường vân gỗ độc đáo và khác biệt, tạo nên giá trị thẩm mỹ cao. Sự đa dạng này phụ thuộc vào từng cây gỗ, loại gỗ và nơi xuất xứ.
Một trong những ưu điểm lớn nhất của sàn gỗ tự nhiên là tuổi thọ lâu bền, có thể kéo dài từ vài chục đến hàng trăm năm nếu được bảo trì đúng cách, và càng dùng sẽ càng bóng đẹp. Nhờ được xẻ từ cây gỗ sống hàng chục năm ngoài tự nhiên nên vô cùng cứng chắc, chống được sự xâm hại của mối mọt và chịu ẩm tốt.
Trong trường hợp bề mặt sàn bị hỏng hoặc trầy xước, bằng cách đánh bóng và sơn lại bề mặt, lớp sàn của bạn có thể phục hồi nguyên trạng, đẹp như mới. Ngoài ra, khi cần thay thế hoặc sửa chữa, chỉ cần tìm đúng loại ván gỗ đã sử dụng là có thể thực hiện việc thay thế một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, một nhược điểm của sàn gỗ tự nhiên là giá thành cao hơn khá nhiều so với sàn gỗ công nghiệp. Điều này là do quy trình sản xuất và nguồn nguyên liệu từ gỗ tự nhiên, nhưng bù lại, chất lượng và vẻ đẹp của sàn gỗ tự nhiên thường được xem là vượt trội.
Vì là sản phẩm hoàn toàn từ gỗ tự nhiên, nên việc co ngót hoặc giãn nở khi tiếp xúc với môi trường có độ ẩm cao hoặc quá khô là điều khó tránh khỏi. Lớp phủ bề mặt của sàn gỗ tự nhiên có khả năng chống thấm nước khá tốt, nhưng việc để nước đọng lại lâu trên bề mặt vẫn sẽ gây hại cho lớp gỗ bên dưới, dẫn đến cong vênh, phồng rộp hoặc mục rỗng.
Do đó, sàn gỗ tự nhiên rất nhạy cảm với nước, khi lau chùi cần thật sự cẩn thận. May mắn là sàn gỗ tự nhiên khó bám bẩn và lau chùi khá dễ dàng.
Xem thêm: Trà gạo lứt Ecocare Food – Sự lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe gia đình
1.2. Sàn gỗ công nghiệp
Sàn gỗ công nghiệp là một trong những loại sàn phổ biến nhờ vào sự linh hoạt trong thiết kế và mức giá phải chăng hơn so với sàn gỗ tự nhiên.
Sàn gỗ công nghiệp được chế tạo từ các lớp gỗ vụn hoặc bột gỗ kết hợp với keo dính dưới áp lực cao. Cấu trúc bao gồm bốn lớp: lớp phủ bề mặt, lớp trang trí, lớp lõi gỗ ép và lớp đáy chống ẩm. Trong đó, lớp phủ bề mặt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sàn khỏi trầy xước, vết bẩn và một phần nước. Sàn gỗ công nghiệp được sản xuất với các mẫu được thiết kế sẵn, nên ngoại hình có sự đồng nhất về màu sắc và vân gỗ.
Sàn gỗ công nghiệp có thể đạt tuổi thọ lên tới khoảng 20 năm nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách. Tuy nhiên, do các lớp phủ thường xuyên phải chịu áp lực và sử dụng hàng ngày, sàn gỗ công nghiệp có thể xỉn màu và dễ bong tróc theo thời gian. Khi phần keo dẫn giữa các lớp không còn liên kết chắc chắn với nhau, sàn gỗ công nghiệp có thể bị bong tróc và vỡ vụn, một sự cố khó khắc phục và thường đòi hỏi phải thay thế hoàn toàn.
Việc sửa chữa sàn gỗ công nghiệp khi bề mặt bị hỏng là gần như không khả thi. Khi lớp phủ bề mặt bị bong tróc hoặc hư hại, việc thay thế sàn mới là giải pháp duy nhất. Điều này có thể gặp khó khăn khi mẫu sàn gỗ mà bạn đang sử dụng đã hết trên thị trường hoặc đã ngừng sản xuất. Trong trường hợp này, bạn có thể phải thay toàn bộ sàn gỗ mới để đảm bảo sự đồng bộ và tính thẩm mĩ.
Mặt khác, lớp lõi của sàn gỗ công nghiệp vẫn là gỗ ép, nghĩa là nó có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao nếu không được bảo quản đúng cách. Mặc dù sàn gỗ công nghiệp có khả năng chống thấm nước ở mức độ nhất định, nhưng việc sử dụng nước để vệ sinh sàn cần phải có sự cẩn thận, tránh làm ướt sàn quá nhiều hoặc để nước đọng lâu trên bề mặt.
Có thể thấy rằng, sàn gỗ hoàn toàn có thể lau bằng nước, nhưng cần chú ý để tránh gây hư hại. Đối với sàn gỗ tự nhiên, tránh để nước đọng lại lâu trên bề mặt và lau khô ngay sau khi làm sạch. Đối với sàn gỗ công nghiệp, cũng cần đảm bảo lau khô ngay sau khi vệ sinh để ngăn ngừa nước thấm vào các khe nối.
Xem thêm: Nước giặt Ariel có thật sự tốt như lời đồn hay chỉ là chiêu trò marketing của nhãn hàng
2. Cách bảo quản và vệ sinh sàn gỗ
2.1. Cách bảo quản sàn gỗ
Để đảm bảo sàn gỗ của bạn luôn giữ được vẻ đẹp và độ bền, cần thực hiện một số biện pháp bảo quản cơ bản:
- Tránh để nước đọng trên sàn: Nước đọng lâu trên sàn gỗ có thể gây hư hại. Dù là gỗ tự nhiên hay công nghiệp, thì đều không hoàn toàn chống lại được nước. Vì vậy, tránh để nước đọng trên sàn là quy tắc hàng đầu trong việc bảo quản sàn gỗ. Hãy lau ngay khi nước hoặc chất lỏng đổ xuống bề mặt sàn để tránh các hậu quả không mong muốn.
- Sử dụng thảm: Các khu vực có nhiều người qua lại, chẳng hạn như hành lang, phòng khách, cửa ra vào thường là nơi dễ bị trầy xước nhất. Việc sử dụng thảm ở những vị trí này sẽ giúp hạn chế bụi bẩn và các hạt cát nhỏ làm xước bề mặt sàn gỗ. Thảm cũng có thể giúp giảm bớt việc sàn gỗ bị bám ẩm từ giày dép ướt trong mùa mưa.
- Đặt thảm bảo vệ dưới đồ vật nặng, tránh kéo lê chúng trên sàn: Khi di chuyển các đồ vật nặng như bàn ghế, tủ lạnh, hay các thiết bị gia đình khác, hãy đặt thảm bảo vệ dưới các chân đồ vật. Việc kéo lê chúng trên sàn gỗ có thể gây ra những vết trầy xước và làm hỏng lớp bảo vệ bề mặt. Để tránh tình trạng này, hãy nhấc lên hoặc sử dụng đệm lót khi di chuyển các đồ vật nặng.
- Giữ môi trường khô ráo và thoáng khí: Sàn gỗ rất nhạy cảm với độ ẩm cũng như nhiệt độ, do đó việc duy trì độ ẩm và nhiệt độ ổn định trong không gian sống, giữ cho nhà khô ráo và thoáng khí là điều quan trọng để bảo quản sàn tốt nhất. Trong mùa mưa hoặc những ngày có độ ẩm cao, nên sử dụng máy hút ẩm hoặc mở cửa sổ để thông gió, giảm nguy cơ ẩm mốc cho sàn gỗ.
2.2. Cách vệ sinh sàn gỗ
Việc vệ sinh sàn gỗ đúng cách giúp duy trì vẻ đẹp và kéo dài tuổi thọ của sàn.
- Sử dụng máy hút bụi hoặc chổi mềm: Một trong những phương pháp vệ sinh hiệu quả nhất cho sàn gỗ là sử dụng máy hút bụi hoặc chổi mềm để loại bỏ bụi bẩn. Bụi bẩn và các hạt cát nhỏ có thể là nguyên nhân chính gây ra các vết trầy xước trên bề mặt sàn. Khi hút bụi, bạn nên sử dụng các đầu hút mềm để tránh làm xước sàn.
- Lau sàn bằng khăn ẩm: Khi cần lau chùi, hãy sử dụng khăn ẩm thay vì đổ nước trực tiếp lên sàn. Khăn ẩm giúp làm sạch sàn mà không làm cho sàn bị ngấm nước. Lau theo chiều của các vân gỗ để làm sạch mà không làm hỏng bề mặt. Hãy nhớ lau khô ngay sau khi lau ẩm để đảm bảo rằng sàn không bị ảnh hưởng bởi nước.
- Sử dụng nước lau sàn công nghiệp: Sử dụng nước lau sàn gỗ công nghiệp là cách vệ sinh an toàn và hiệu quả nhất. Những sản phẩm này được thiết kế đặc biệt để làm sạch mà không làm hỏng lớp phủ bảo vệ của sàn, vừa loại bỏ được vết bẩn vừa giúp duy trì độ sáng bóng và bền bỉ cho sàn gỗ. Khi chọn sản phẩm, cần chọn nước lau sàn phù hợp để đảm bảo vệ sinh hiệu quả mà vẫn không làm hỏng lớp bảo vệ của sàn.
3. Cách lựa chọn nước lau sàn gỗ
3.1. Tại sao nên sử dụng nước lau sàn gỗ công nghiệp?
Nước lau sàn gỗ công nghiệp được thiết kế đặc biệt để bảo vệ và làm sạch bề mặt sàn gỗ mà không gây hại. Những sản phẩm này thường có công thức dịu nhẹ, không chứa hóa chất tẩy rửa mạnh, và giúp duy trì độ bóng của sàn mà không làm hỏng lớp phủ bảo vệ. Sử dụng nước lau sàn gỗ chuyên dụng giúp kéo dài tuổi thọ của sàn và duy trì vẻ đẹp tự nhiên của nó.
Lợi ích của việc sử dụng nước lau sàn gỗ công nghiệp:
- Bảo vệ lớp phủ bề mặt: Nước lau sàn gỗ công nghiệp có công thức dịu nhẹ, không chứa các chất tẩy rửa mạnh hoặc các hóa chất có thể gây hại cho lớp phủ bảo vệ của sàn. Điều này giúp giữ cho sàn gỗ luôn sạch sẽ mà vẫn bảo vệ được bề mặt khỏi bị mài mòn hoặc phai màu.
- Làm sạch hiệu quả: Nước lau sàn gỗ được sản xuất nhằm xử lý vết bẩn bám trên gỗ, khả năng làm sạch hiệu quả hơn những sản phẩm tẩy rửa thông thường.
- Tăng tuổi thọ cho sàn: Sử dụng nước lau sàn gỗ không chỉ giúp làm sạch mà còn giúp kéo dài tuổi thọ của sàn gỗ. Bởi những sản phẩm này thường được bổ sung các chất bảo dưỡng, giúp phục hồi độ bóng và ngăn ngừa các tác động tiêu cực từ môi trường như độ ẩm hoặc nhiệt độ thay đổi.
- An toàn cho sức khỏe: Nước lau sàn gỗ công nghiệp thường được sản xuất từ các thành phần an toàn, không gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là khi trong nhà có trẻ nhỏ hoặc thú cưng. Các sản phẩm này đều đã được chứng nhận không chứa các hóa chất độc hại hoặc các thành phần dễ gây kích ứng.
3.2. Mẹo lựa chọn nước lau sàn gỗ
Khi lựa chọn nước lau sàn gỗ, bạn có thể sử dụng 4 mẹo sau:
- Loại sàn gỗ: Sàn gỗ tự nhiên cần nước lau có tính axit nhẹ, tránh làm hỏng gỗ. Các sản phẩm từ thiên nhiên như chanh, giấm là lựa chọn tốt. Với sàn gỗ công nghiệp, nên chọn nước lau sàn có tính trung tính để bảo vệ lớp phủ bề mặt, tránh bong tróc hoặc trầy xước.
- Tình trạng sàn: Đối với sàn mới, nên chọn nước lau nhẹ nhàng, ít hóa chất để bảo vệ bề mặt. Nếu sàn đã cũ, nên chọn sản phẩm có khả năng làm bóng và che vết xước nhỏ, giúp phục hồi vẻ đẹp của sàn.
- Mức độ bẩn: Nếu sàn ít bẩn, có thể sử dụng nước lau sàn thông dụng, làm sạch nhanh mà không để lại dư lượng. Nhưng nếu có nhiều vết bẩn nặng, khó làm sạch thì cần nước lau có khả năng tẩy rửa mạnh hơn, lưu ý rằng sản phẩm không được làm hỏng bề mặt gỗ.
- Tính năng: Nên chọn các sản phẩm có tính năng chống trơn trượt, chống thấm nước và chống phai màu để bảo vệ sàn tốt hơn.
Mùi hương: Các sản phẩm nước lau sàn gỗ hiện nay rất đa dạng mùi hương, ngoài những mùi yêu thích, hãy chọn những mùi có khả năng xua đuổi côn trùng như chanh, lavender, sả,… để mang lại không gian thơm mát và sạch sẽ.
3.3. Gợi ý các loại nước lau sàn gỗ công nghiệp chuyên dụng
- Nước lau sàn Bona: Bona là một trong những thương hiệu nổi tiếng với sản phẩm chăm sóc sàn gỗ chất lượng cao. Nước lau sàn gỗ Bona giúp làm sạch hiệu quả mà không làm hỏng lớp bảo vệ bề mặt, đồng thời an toàn cho gia đình có trẻ nhỏ và thú cưng. Sản phẩm này không những làm sạch sâu và không để lại vết loang, mà còn giúp duy trì vẻ đẹp và độ bóng của sàn gỗ.
- Nước lau sàn gỗ Bingo: Được nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, nước lau sàn gỗ Bingo được chiết xuất từ 98% thành phần thảo dược tự nhiên, rất an toàn và không cần pha loãng khi sử dụng. Sản phẩm không chứa chất ăn mòn, không làm phai màu sàn và không gây nhờn dính. Đặc biệt, Bingo có khả năng diệt khuẩn, đuổi muỗi và côn trùng, mang lại hương thơm dễ chịu, tươi mát. Ngoài ra, sản phẩm không gây dị ứng, an toàn cho da và thân thiện với môi trường.
- Nước lau sàn gỗ Astonish Wood Floor Cleaner: Astonish là một thương hiệu nổi tiếng với các sản phẩm vệ sinh gia đình chất lượng. Nước lau sàn gỗ Astonish giúp làm sạch sâu mà vẫn giữ được độ bóng tự nhiên của sàn gỗ. Sản phẩm này giúp bảo vệ lớp phủ bề mặt, đồng thời làm sạch hiệu quả mà không cần phải lau lại nhiều lần.
- Nước lau sàn gỗ Glorix: Đây là sản phẩm chuyên dụng cho sàn gỗ công nghiệp, giúp tiêu diệt vi khuẩn và bảo vệ sàn khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Nước lau sàn gỗ Glorix có khả năng làm sạch và khử trùng hiệu quả, đồng thời giữ cho bề mặt sàn luôn sạch sẽ và an toàn.
4. Tổng kết
Sàn gỗ, dù là tự nhiên hay công nghiệp, đều có thể lau bằng nước, nhưng cần thực hiện cẩn thận để tránh các hư hại. Việc bảo quản và vệ sinh sàn gỗ đúng cách với loại nước lau sàn gỗ phù hợp không chỉ giúp làm sạch hiệu quả mà còn bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho sàn. Hy vọng rằng với những thông tin và gợi ý trên, bạn sẽ thành công trong việc duy trì sàn gỗ đẹp và bền bỉ trong không gian sống của mình!