Loại bỏ nỗi lo dịch cúm A nhờ tinh dầu Tràm

Thời tiết giao mùa đông – xuân với đặc điểm độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi các loại virus cúm phát triển. Theo thống kê của Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh Nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ giữa tháng 11 đến nay, mỗi tuần khoa tiếp nhận 100-130 bệnh nhi cúm với mức độ nặng khác nhau. 

Đây là bệnh có khả năng lây nhiễm cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho, khạc. Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp biến chứng gây hậu quả nghiệm trọng.

Làm thế nào để phòng tránh cúm một cách an toàn

Việc phòng tránh bao giờ cũng tốt hơn nhiều so với chữa trị. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Việc sử dụng các loại thuốc nên hạn chế tối đa nhất có thể. Vì vậy, dầu tràm gió chính là phương thuốc an toàn nhất để chúng ta phòng ngừa, chữa trị cảm mạo, “gió máy”  …

Ngoài ra, đặc tính của tinh dầu tràm là làm ấm nhưng không gây nóng, bỏng rát da nên rất an toàn. Chính vì vậy mà tinh dầu tràm đã trở thành sản phẩm không thể thiếu của các sản phụ và đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Tại sao Tinh dầu tràm phòng được cảm cúm?

Theo dược học cổ truyền, lá tràm là nguyên liệu chiết tinh dầu tràm có vị cay chát, mùi thơm, tính ấm, vào hai đường kinh tỳ và phế. Lá này có công dụng hoạt huyết, an thần giảm đau, tiêu đờm sát khuẩn. Bởi vậy, tinh dầu tràm thường được dùng để phòng chống các chứng bệnh như: chống cảm lạnh, tránh gió và tránh ho.

Theo nghiên cứu y học hiện đại hoạt chất Eucalyptol có nhiều trong tinh dầu tràm nguyên chất, có tác dụng long đờm, giảm ho, chống viêm, giảm phù nề đường hô hấp. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy α-Terpineol trong tinh dầu Tràm có rất nhiều ưu điểm: tác dụng kháng khuẩn, nấm và virus, phòng ngừa các bệnh cảm cúm, cảm lạnh.

Các dạng bào chế, cách dùng và công dụng

Dạng bào chế

Từ gốc chính là chai dầu tràm, hiện nay để tiện dụng người ta có nhiều dạng bào chế khác nhau, đặc biệt là những dạng cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.

Cách dùng

Cũng như các loại dầu gió khác, dầu tràm có thể dùng bằng cách:

(1) Thoa hai bên thái dương, xương ức, xương sống…

(2) Xông hơi trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ…

(3) Xông, hít, ngửi để dầu đi vào vùng mũi họng

(4) Tắm nước ấm có pha thêm dầu tràm

Công dụng của tinh dầu Tràm Gió

* Chống cảm lạnh, gió và tránh ho.

Bằng cách xoa dầu tràm lên thái dương, massage dầu vào lòng bàn tay, bàn chân, tắm nước ấm co pha dầu tràm.

* Sát trùng, khử khuẩn

Cho một vài giọt dầu tràm vào trong chén nước nóng, hoặc thấm miếng bông gòn vào một ít dầu tràm rồi để ở các góc nhà để tinh dầu bay hơi. Cũng có thể vẫy dầu tràm để làm sạch sát khuẩn không khí trong phòng.

* Xua đuổi muỗi và côn trùng

Thoa dầu tràm lên da giúp tránh được muỗi đốt; nếu bị côn trùng cắn dùng dầu tràm xoa để giảm sưng, đau và giảm ngứa rất nhanh.

* Giảm đau, hạ sốt

Tại chỗ và toàn thân có thể dùng để giảm đau ở da như bị côn trùng cắn hay xoa trán để giảm đau đầu, xoa má giảm đau răng, đau khớp…

* Chống đầy hơi, ăn không tiêu (carminative).

Khi trẻ bị đầy hơi, không tiêu, cho một ít dầu tràm vào tay rồi xoa vào bụng giúp dễ chịu rất nhiều.

* Kích thích bài tiết mồ hôi (stimulant & sudorific)

Làm ấm cơ thể, thúc đẩy máu huyết lưu thông và kích thích tiết mồ hôi giúp cơ thể loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể.

* Ức chế vi rút cúm kể cả H1N1 và H5N1

Dược chất α-Terpineol từ tinh dầu tràm được chứng minh có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được siêu vi cúm, kể cả H5N1.

* Giảm nghẹt mũi và giảm ho, long đàm ở trẻ nhỏ

Dầu tràm không cay nóng, nên có thể cho trẻ ngửi hơi dầu tràm để tránh nghẽn mũi cho trẻ nhỏ rất nhanh trong các trường hợp viêm hô hấp trên như mũi họng, thanh, khí, phế quản.

Vào mùa lạnh, mưa gió bạn nên  “thủ sẵn” một chai tinh dầu tràm trong nhà và khi ra đường cũng là một biện pháp y tế dự phòng giản tiện, khoa học và hữu ích.

Xem thêm sản phẩm về tinh dầu tràm gió: https://ecocare.com.vn/product/tinh-dau-tram-gio

TS.BS Trần Bá Thoại

Ủy viên BCH Hội Nội tiết Việt Nam

.
.
.
.
WP2Speed by Hoangweb.com