1. Vệ sinh đồ đạc cũ
Nếu đã có ý tưởng tái chế đồ cũ trong nhà thì việc đầu tiên là phải vệ sinh đồ cũ đã.
Cạo bỏ hoặc đánh giấy ráp bề mặt ngoài đồ cũ để tạo độ phẳng mịn và để chuẩn bị cho lớp sơn màu mới.
Đeo bao tay trong lúc làm để bảo vệ da tay tiếp xúc trực tiếp với dung dịch tẩy rửa và màu sơn.
2. Sơn lại màu cho đồ cũ và một số ý tưởng tái chế đồ cũ
Đôi khi chỉ với một chút khéo léo và những dụng cụ đơn giản bỏ đi như thùng sơn, giấy dán tường hay việc may mới một vỏ bọc là những món đồ nội thất của bạn sẽ hoàn toàn được thay đổi sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền mà còn bảo vệ môi trường nữa đó.
Nếu là bàn ghế cũ, bạn có thể đánh véc ni, sơn lại màu hay dùng giấy dán tường để trang trí lại; những chiếc xô chậu cũ bạn cũng có thể sơn lại rồi tận dụng để trồng cây; thang gỗ hoặc thang tre cũ nếu không dùng nữa có thể sơn lại, tết thêm ít dây thừng để trang trí rồi dùng thang này để treo chậu cây hoặc làm giàn trồng hoa leo sẽ rất đẹp.
Điều khiến một món đồ nội thất trở nên cũ kỹ và lỗi thời nhất chính là màu sơn. Sau một thời gian dài sử dụng, màu sơn sẽ dần bị ố và bong tróc. Chính vì vậy, một lớp sơn mới, sáng và bóng sẽ giúp thay đổi hoàn toàn diện mạo của món đồ cũ và món đồ sẽ lại giống như mới.
3. May mới lại vỏ bọc
Nếu chiếc ghế sofa đã cũ sờn hoặc ngả màu, bạn có thể may vỏ đệm mới để bọc lại. Hãy chọn loại vải có chất liệu và màu sắc phù hợp với căn phòng cũng như công năng sử dụng.
Những chiếc gối ôm hay tựa ghế cũng có thể được “hồi sinh” chỉ đơn giản bằng cách thay lớp áo ngoài này cho chúng. Thông thường, họa tiết hoa văn có màu sắc tươi sáng, rực rỡ sẽ tạo cảm giác vui tươi cho căn phòng cũng như tâm trạng của các thành viên trong gia đình.
Tái chế đồ cũ giúp nhà bạn sẽ vừa có thêm món đồ mới lại chẳng mất tiền mua, vừa giúp bảo vệ môi trường. Chúc bạn thành công nhé!