Tinh dầu bạc hà, với hương thơm the mát đặc trưng, không chỉ đơn thuần là một loại hương liệu mà còn là một “thần dược” tự nhiên mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe và làm đẹp. Trong bài viết này của Ecocare, hãy cùng tìm hiểu về những công dụng thần kì của tinh dầu bạc hà nhé.
I. Tìm hiểu về tinh dầu bạc hà
1. Tinh dầu bạc hà là gì? Thành phần của tinh dầu bạc hà
Methol là một hợp chất hữu cơ được chiết xuất từ cây bạc hà (bao gồm bạc hà u, bạc hà Á và các loại khác). Tuy nhiên, loài bạc hà chính được sử dụng để tạo ra tinh thể và tinh dầu bạc hà tự nhiên là cây bạc hà Á.
Bạc hà có hàm lượng tinh dầu từ 1–1,2%, nhưng có thể tăng lên 1,3–1,5%. Tinh dầu là một hỗn hợp từ các thành phần đơn hương. Nó bao gồm menthol từ 40 đến 50%, methyl acetate từ 9% và limonene từ 6%, cùng với các thành phần khác như pinene, cineol, Sabinen, Myrcen, methyl heptenon và pulegone.
Methol tự nhiên thường được tìm thấy ở dạng tả tuyền (không tan trong nước, tan trong ethanol 96% và esther dầu hỏa). Còn Methol tổng hợp ở dạng tả tuyền hoặc dạng racemic, dạng racemic là hỗn hợp đồng lượng của (1R,2S,5R) -2- isopropyl-5-methylcyclohexanol và của (1R,2S,5S)-2-isopropyl-5-methylcyclohexanol
2. Mùi hương và đặc tính của tinh dầu bạc hà
Tinh dầu bạc hà có mùi hương the mát, sảng khoái, dễ chịu, mang đến cảm giác thư thái và tỉnh táo. Mùi hương đặc trưng này chủ yếu đến từ thành phần chính là menthol. Menthol khi tiếp xúc với các thụ thể lạnh trên da và niêm mạc sẽ tạo ra cảm giác mát lạnh, kích thích các dây thần kinh cảm giác.
Tinh dầu bạc hà có những đặc tính cụ thể như:
- Kháng khuẩn: Tinh dầu bạc hà có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, giúp bảo vệ sức khỏe.
- Kháng viêm: Giảm viêm nhiễm, sưng đỏ, đặc biệt hiệu quả với các bệnh về đường hô hấp.
- Giảm đau: Giảm đau đầu, đau cơ, đau khớp nhờ tác dụng làm mát và giảm viêm.
- Thư giãn: Hương thơm của tinh dầu bạc hà giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ.
- Kích thích hô hấp: Giúp thông mũi, long đờm, giảm ho, đặc biệt hiệu quả với các triệu chứng cảm cúm.
- Chống oxy hóa: Bảo vệ tế bào khỏi tác hại của gốc tự do, ngăn ngừa lão hóa.
3. Top 5 tinh dầu bạc hà tốt nhất hiện nay
1. Tinh dầu bạc hà Ecocare
Được chiết xuất từ nguyên liệu tự nhiên và thuần khiết, sản xuất tại Việt Nam với công nghệ tiên tiến. Đây là sản phẩm thuộc công ty Cổ Phần Ecocare Việt Nam JSC Nhà LK39 Gia An, KDT Rice City Sông Hồng, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội. Sản phẩm được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và đáp ứng tiêu chuẩn theo Viện Hóa học và hợp chất thiên nhiên , đảm bảo độ tinh khiết và hiệu quả sử dụng.
2. Tinh dầu bạc hà HAKU Farm
Tinh dầu bạc hà HAKU Farm đang được nhiều người săn đón và lọt top những tinh dầu bạc hà được tin dùng. Thành phần chính là từ lá và thân cây bạc hà kết hợp những hoạt chất tốt cho sức khỏe. Tinh dầu bạc hà HAKU Farm có tác dụng giảm đau cơ, khớp, giảm ho và giảm viêm, giảm cảm vô cùng hiệu quả.
3. Tinh dầu bạc hà tự nhiên Mộc nhiên
Tinh dầu bạc hà tự nhiên Mộc Nhiên sử dụng thành phần 100% từ thiên nhiên, lành tính và an toàn cho người sử dụng. Tinh dầu chiết xuất từ thân và lá cây bạc hà. Tinh dầu bạc hà có nhiều tác dụng như giải cảm, ổn định tiêu hóa, giảm đau xương khớp, giảm nghẹt mũi, ho, viêm phế quản,….Ngoài ra còn dùng để tắm hoặc xông hơi không gian.
4. Tinh dầu bạc hà Plant Therapy
Tinh dầu bạc hà Plant Therapy đến từ thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất tinh dầu hiện nay. Sản phẩm chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không sử dụng hóa chất và hương liệu có hại. Công dụng chính giúp giảm đau, hỗ trợ điều trị hệ tiêu hóa và đường ruột. Thêm vào đó, sản phẩm còn giúp kháng khuẩn, giảm nghẹt mũi, điều trị bệnh đường hô hấp hoặc dùng để thoa khi bị côn trùng cắn.
5. Tinh dầu bạc hà Aura Cacia
Aura Cacia sản xuất sử dụng nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên và an toàn. Tinh dầu bạc hà Aura Cacia có nhiều tác dụng như giúp giảm đau đầu, giúp tỉnh táo, cải thiện trí nhớ rất tốt. Ngoài ra dùng tinh dầu bạc hà để massage giúp lưu thông máu tốt hơn và giúp chống cảm cúm và hạ sốt hiệu quả.
Thêm vào đó, bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà để làm sạch da, se khít lỗ chân lông, giúp làn da hạn chế được sự hình thành mụn và sẹo.
II. Công dụng của tinh dầu bạc hà
1. Đối với sức khỏe
- Giảm thiểu triệu chứng hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một hội chứng tiêu hóa chức năng được đặc trưng bởi các cơn đau bụng liên tục và các thay đổi trong thói quen gây đau bụng như tiêu chảy, đau bụng, táo bón, v.v.
Trong một nghiên cứu năm 2019, tinh dầu bạc hà đã giảm đau bụng cho 835 bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Điều này cho thấy tinh dầu bạc hà là một phương pháp hiệu quả để giảm bớt các triệu chứng của IBS.
- Giảm chứng khó tiêu
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng tinh dầu bạc hà có thể cải thiện đau bụng và khó chịu. Chất lượng cuộc sống của những người mắc hội chứng khó tiêu mãn tính được cải thiện đáng kể.
Mặt khác, tinh dầu bạc hà có thể gây ra ợ nóng và trào ngược axit. Do đó, trước khi sử dụng loại tinh dầu này để hỗ trợ điều trị các chứng bệnh, bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ.
- Giảm triệu chứng buồn nôn
Sau phẫu thuật, bệnh nhân thường bị buồn nôn, gây khó chịu và bất tiện. Theo một nghiên cứu năm 2016, việc hít tinh dầu bạc hà có thể giúp bệnh nhân giảm buồn nôn sau phẫu thuật tim.
Liệu pháp xông tinh dầu bạc hà đã được chứng minh là có lợi trước khi rút ống nội khí quản sau phẫu thuật. Chúng làm giảm tỷ lệ, mức độ nghiêm trọng và thời gian xuất hiện của các cơn nôn và buồn nôn sau phẫu thuật một cách hiệu quả.
- Giảm triệu chứng nhức đầu và đau nửa đầu
Có thể trị đau đầu bằng cách thoa nhẹ tinh dầu bạc hà vào thái dương và đầu. Sau hai tiếng dùng tinh dầu bạc, một số bằng chứng cho thấy có sự thay đổi đáng kể về tần suất và cường độ của các cơn đau đầu.
Vào năm 2019, một người bị đau nửa đầu Migraine Sử dụng tinh dầu bạc hà 1.5% vào mũi đã cải thiện đáng kể tần suất và cường độ của 42.1% tỷ lệ người bệnh.
- Giảm triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm
Menthol là thành phần chính của bạc hà. Chúng có thể hoạt động giống như thuốc với mục đích thông mũi hiệu quả. Theo đó, nó có thể làm sưng màng trong mũi và làm cho việc thở dễ dàng hơn.
Không chỉ vậy, thành phần menthol còn có tác dụng long đờm, làm lỏng, giúp phổi loại bỏ chất nhầy dễ dàng hơn. Điều này rất quan trọng đối với những người bị ho khi bị cảm cúm hoặc cảm lạnh.
Đổ từ ba đến bốn giọt tinh dầu vào nước nóng. Hiệu quả điều trị ho và cảm lạnh của tinh dầu bạc hà có thể được thể hiện bằng cách xông hơi nó. Tuy nhiên, không nên sử dụng cho trẻ nhỏ vì có thể gây ra những rủi ro như co thắt thanh quản hoặc phản xạ ngừng thở.
- Chống lại vi khuẩn và nấm men
Tinh dầu bạc hà nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn của nó. Chúng giết chết vi khuẩn như Escherichia Coli, Staphylococcus Aureus, Proteus Mirabilis, Acinetobacter Baumannii, Klebsiella Pneumoniae và Pseudomonas Aeruginosa bằng cách tiêu diệt chúng.
Xem thêm: Sự khác biệt giữa nước rửa tay và cồn sát khuẩn: Lựa chọn nào tốt hơn?
2. Đối với làm đẹp
- Trị gàu
Menthol là thành phần chính trong tinh dầu bạc hà, có tác dụng kháng khuẩn kháng nấm và làm sạch da đầu.
Trong tinh dầu bạc hà nguyên chất còn rất nhiều thành phần vi chất khác: Menthyl acetat, L-pinen, L-methol,… vừa làm mát vừa kích thích làm nóng, giúp lưu thông khí huyết da đầu. Từ đó, Methol sẽ loại bỏ nhanh chóng các chất cặn bã là nguyên nhân chính gây gàu và ngứa da đầu.
- Trị mụn
Trong tinh dầu bạc hà có chứa methol tự nhiên và tính mát rất cao vì thế mà nó có thể khống chế được sự phát triển của mụn cũng như là đào thải chúng ra khỏi cơ thể của chúng ta.
Với cơ chế thâm nhập sâu vào lớp biểu bì làm dịu nốt mụn, tính sát khuẩn của bạc hà sẽ loại bỏ các vi khuẩn tiềm ẩn nơi đầu mụn giúp cho các nốt mụn nhanh chóng lặn đi. Không gây đau cho da, bớt ửng đỏ và không để lại thâm trên da mặt.
Ngoài ra, thành phần salicylic acid trong tinh dầu bạc hà còn làm thoáng lỗ chân lông, đẩy những mụn ẩn ra khỏi da, ngăn ngừa sẹo thâm, bảo vệ làn da bạn một cách hiệu quả.
Ngoài ra trong tinh dầu bạc hà còn có chứa cis-carveol có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm và chống sưng chân răng.
- Chăm sóc răng miệng
Thành phần Methol trong tinh dầu bạc hà có đặc tính kháng khuẩn, bằng cách xâm nhập trực tiếp vào khoang miệng giúp loại bỏ những mảng bám, và các loại vi khuẩn gây ra tình trạng hôi miệng rất hiệu quả.
- Hỗ trợ thúc đẩy giảm cân
Lá bạc hà là loại thảo mộc có khả năng giúp bạn trong việc thúc đẩy quá trình giảm cân giảm cân. Bạc hà giúp kích thích các enzym tiêu hóa giúp tiết mật và thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Nó cũng giúp cải thiện sự hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Khi cơ thể bạn có thể hấp thụ và đồng hóa các chất dinh dưỡng đúng cách, quá trình trao đổi chất của bạn sẽ tăng tốc. Tăng cường trao đổi chất thúc đẩy quá trình giảm cân.
III. Cách sử dụng tinh dầu bạc hà an toàn và hiệu quả
1. Cách sử dụng tinh dầu bạc hà
Bạc hà có thể được sử dụng trong nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như làm trà, Viên nang chức năng, Tinh dầu bạc hà…
Khi sử dụng tinh dầu bạc hà trực tiếp lên da để giảm nhức đầu, ngứa hoặc nhức đầu, bạn nên trộn nó với dầu jojoba hoặc dừa để tránh gây kích ứng.
Bạn cũng có thể thêm vài giọt vào nước xông hơi hoặc pha loãng trước khi thêm vào bồn tắm để làm hương thơm. Nếu bạn sử dụng máy khuếch tán, hãy tuân theo hướng dẫn của thiết bị để đảm bảo rằng tỷ lệ dầu và nước được cung cấp là phù hợp.
Tuy vậy, tinh dầu bạc hà nguyên chất có nồng độ cao và có thể gây độc. Vì vậy, không được uống trực tiếp và bôi dầu bạc hà lên da trẻ em dưới 30 tháng tuổi.
2. Tác dụng phụ của tinh dầu bạc hà
Không thể phủ nhận rằng tinh dầu bạc hà có lợi cho sức khỏe. Mặt khác, loại tinh dầu này vẫn có thể có những tác dụng phụ không mong muốn. Có thể kể đến: kích ứng da, ợ nóng, phát ban, buồn nôn và nôn mửa…
Hơn nữa, hợp chất pulegone có khả năng gây ngộ độc nếu được sử dụng với liều lượng không phù hợp. Do đó, pulegone chỉ có 1% trong các công thức mỹ phẩm có tinh dầu bạc hà. Điều này là để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm: 6 công thức làm nước rửa chén tại nhà cực chi tiết
3. Ai không nên sử dụng tinh dầu bạc hà?
Không phải bất kỳ ai cũng có thể sử dụng tinh dầu bạc hà. Những đối tượng sau không nên sử dụng gồm:
- Người bị thiếu hụt G6PD: Tinh dầu bạc hà khi dùng cho người bị thiếu hụt G6PD có thể lần lượt gây ra hiện tượng tan máu, phù tim và thận nặng.
- Trào ngược dạ dày thực quản (Gerd): Tinh dầu bạc hà có thể làm giãn cơ thắt giữa dạ dày và thực quản khiến axit dạ dày chảy ngược vào thực quản, làm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản càng nghiêm trọng hơn
- Người bị nhịp tim không đều.
- Người bị thiếu máu tán huyết (Thalassemia).
- Người đang dùng một số loại thuốc: Tinh dầu bạc hà có thể ức chế enzyme CYP3A4, đồng thời tương tác với một số loại thuốc như cyclosporine (ngăn chặn sự đào thải của cơ quan cấy ghép), thuốc làm giảm axit dạ dày, thuốc điều trị huyết áp,…
- Trẻ em và trẻ sơ sinh: Tinh dầu bạc hà có thể gây co thắt – ức chế hô hấp và đe dọa tính mạng.
IV. Kết luận
Hy vọng sau những thông tin hữu ích trên, bạn đã hiểu rõ hơn về những tác dụng của tinh dầu bạc hà. Không chỉ vậy, quan tâm đến tác dụng phụ và những vấn đề liên quan giúp bạn có cách ứng dụng tinh dầu bạc hà tốt hơn cho cuộc sống.