Tất tần tật về bột giặt và nước giặt. Nên dùng bột giặt hay nước giặt thì tốt hơn?

Trong cuộc sống hiện đại, với sự phát triển không ngừng của công nghệ và các sản phẩm chăm sóc gia đình, người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn cho việc giặt giũ quần áo. Hai sản phẩm nổi bật và phổ biến nhất hiện nay là bột giặt và nước giặt. Điều này khiến người tiêu dùng không khỏi băn khoăn so sánh, không biết nên dùng bột giặt hay nước giặt. Để có được câu trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Ecocare xem xét kỹ lưỡng về cả hai loại sản phẩm này, từ lịch sử ra đời cho đến các ưu nhược điểm khi sử dụng.

Bột giặt và nước giặt. Nên dùng bột giặt hay nước giặt thì tốt hơn
Bột giặt và nước giặt. Nên dùng bột giặt hay nước giặt thì tốt hơn

1. Bột giặt 

Với lợi thế ra đời trước, cùng những ưu điểm mà nó mang lại, bột giặt đã trở thành người bạn đồng hành của mọi gia đình. 

1.1. Bột giặt là gì?

Bột giặt
Bột giặt

Bột giặt là một loại chất tẩy rửa dạng bột xốp. sản phẩm này được tạo ra để làm sạch quần áo, vải vóc cùng các vật dụng gia đình khác. Thành phần chủ yếu của bao gồm các chất hoạt động bề mặt, chất tạo bọt, enzyme và các hợp chất tẩy rửa có khả năng loại bỏ vết bẩn, dầu mỡ cũng như các tạp chất bám trên sợi vải. 

Thông thường, bột giặt được cấu tạo bởi hợp chất hóa học bao gồm Alkylbenzene sulfonates, một chất tương tự như xà phòng nhưng tác dụng hơn trong nước cứng. Khi hòa vào nước cho ra nhiều bọt, thường có màu trắng hoặc xanh nhạt, có thể chứa hương liệu tạo mùi thơm.

Xem thêm: Sàn gỗ có lau được nước không? 4 mẹo giúp bạn lựa chọn nước lau sàn gỗ phù hợp

1.2. Lịch sử ra đời của bột giặt

Bột giặt ra đời vào đầu thế kỷ 20 như một phát minh thay thế cho xà phòng truyền thống. Trước đó, con người chủ yếu sử dụng xà phòng cục để giặt quần áo. Tuy nhiên, việc dùng xà phòng cục để giặt quần áo không hề thuận tiện, khiến cho quá trình giặt giũ trở nên khó khăn và cực kỳ mất thời gian. Hơn nữa, xà phòng không hiệu quả trong việc làm sạch ở các khu vực có nước cứng (nước chứa nhiều khoáng chất). 

Năm 1907, hãng Henkel tại Đức đã cho ra đời sản phẩm bột giặt đầu tiên có tên Persil. Sự xuất hiện của sản phẩm này đã thay đổi hoàn toàn cách con người tiếp cận với việc giặt giũ, đặc biệt trong các gia đình bận rộn thời bấy giờ. 

Lịch sử ra đời của nước giặt
Lịch sử ra đời của nước giặt

Từ đó đến nay, bột giặt đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống gia đình. Các công ty liên tục cải tiến sản phẩm của mình để mang lại khả năng làm sạch tốt hơn, đặc biệt là việc thêm vào các thành phần enzyme có thể loại bỏ vết bẩn hiệu quả hơn, cũng như cho ra mắt nhiều dòng sản phẩm để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như giặt tay, giặt máy, diệt khuẩn, loại bỏ mùi hôi,…

1.3. Ưu và nhược điểm của bột giặt

Ưu điểm: 

  • Khả năng làm sạch mạnh mẽ: Bột giặt nổi tiếng với khả năng làm sạch tốt, đặc biệt trong việc loại bỏ các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, bùn đất, hoặc các vết bẩn do thực phẩm gây ra. Với thành phần chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh mẽ cùng những hạt làm sạch, nó có thể thẩm thấu sâu vào sợi vải và phá vỡ các liên kết của chất bẩn. Nhờ đó, bột giặt có thể đánh bay các vết bẩn khó nhằn này.
  • Giá cả hợp lý: So với nước giặt, bột giặt thường có giá rẻ hơn, đặc biệt khi mua với số lượng lớn. Đây là lý do mà sản phẩm này vẫn là lựa chọn phổ biến tại nhiều quốc gia, đặc biệt ở các gia đình có thu nhập trung bình.
  • Khả năng tạo bọt mạnh mẽ: Bột giặt tạo ra rất nhiều bọt xà phòng, đem lại độ trơn cao giúp giặt dễ dàng hơn, quần áo sạch nhanh hơn.
  • Thời gian bảo quản dài: Bột giặt không bị ảnh hưởng nhiều bởi môi trường như nước giặt, do đó có thể bảo quản lâu mà không lo hỏng hóc.
  • Tiết kiệm hơn: Từ những ưu điểm trên, có thể thấy rằng cùng một khối lượng quần áo thì lượng bột giặt cần sử dụng sẽ ít hơn so với nước giặt, hơn nữa mức giá hợp lý hơn và bảo quản được lâu hơn. Hiển nhiên sử dụng bột giặt sẽ tiết kiệm hơn so với nước giặt.

Xem thêm: Nước giặt Ariel có thật sự tốt hay chỉ là chiêu trò marketing của nhãn hàng?

Nhược điểm: 

Bên cạnh những ưu điểm, sản phẩm này cũng có những khuyết điểm khiến người tiêu dùng không hài lòng:

  • Khó hòa tan hoàn toàn: Một trong những hạn chế lớn nhất của bột giặt là khả năng hòa tan không quá tốt. Loại xà phòng giặt dạng bột này khá khó để có thể hòa tan hoàn toàn trong nước lạnh. Điều này có thể dẫn đến việc hạt bột giặt còn sót lại trên quần áo sau khi giặt, gây kích ứng da hoặc làm hư hại sợi vải, cũng như làm xấu quần áo.
  • Gây cặn trong máy giặt: Cũng vì khó hòa tan hoàn toàn, nên khả năng để lại cặn khi giặt máy là rất cao. Nếu sử dụng không đúng cách hoặc lượng nước không đủ để hòa tan, bột giặt có thể để lại cặn trong máy giặt gây ra tắc nghẽn và ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy, nếu sử dụng cần vệ sinh máy giặt thường xuyên.
  • Không thân thiện với da nhạy cảm: Với những người có làn da nhạy cảm hoặc trẻ nhỏ, bột giặt có thể gây ra các vấn đề như kích ứng hoặc dị ứng da, đặc biệt nếu không được xả sạch.
  • Tốn nhiều nước: Vì tạo bọt nhiều và khó hòa tan, nên để làm sạch hoàn toàn bột giặt trên áo quần ta cần giũ và xả nhiều lần, đồng nghĩa với việc cần sử dụng nhiều nước khi giặt.
    Nhược điểm của bột giặt
    Nhược điểm của bột giặt

2. Nước giặt

2.1. Nước giặt là gì?

Nước giặt là sản phẩm được phát minh ra nhằm mục đích cải thiện những yếu điểm của bột giặt. Vậy nước giặt là gì, cấu tạo như thế nào mà có thể làm được điều đó?

Nước giặt là một dạng chất tẩy rửa dạng lỏng, được phát triển để thay thế bột giặt truyền thống trong việc làm sạch quần áo. Khác hẳn với bột giặt, nước giặt có dạng lỏng, chứa các thành phần tẩy rửa nhẹ nhàng hơn và dễ hòa tan hơn trong nước. Điều này giúp nước giặt có thể thấm nhanh vào sợi vải và làm sạch quần áo hiệu quả mà không để lại cặn hoặc chất thải không mong muốn.

Nước giặt có nhiều màu, thường là trắng đục, xanh và hồng. Khi hòa vào nước, nước giặt có mùi thơm hơn và khả năng lưu hương tốt. Tuy sinh ra ít bọt hơn, nhưng khả năng làm sạch của nước giặt cũng một chín một mười với bột giặt.

Xem thêm: Bí quyết dọn nhà nhanh gọn khi có trẻ nhỏ

2.2. Lịch sử ra đời của nước giặt

Nước giặt ra đời vào cuối thế kỷ 20 như một phản ứng đối với những hạn chế của bột giặt. Ban đầu, nước giặt không phổ biến lắm do giá thành cao hơn bột giặt. Tuy nhiên, với đời sống ngày càng được nâng cao, những yêu cầu với sản phẩm giặt tẩy cũng theo đó cao lên. Đồng thời những với xu hướng sử dụng máy giặt tự động và nhu cầu về các sản phẩm tiện lợi, nước giặt nhanh chóng trở nên phổ biến, đặc biệt là tại các thị trường phát triển như Mỹ và châu Âu. Sản phẩm nước giặt dần dần được đón nhận và ngày càng phổ biến.

Các thương hiệu lớn như Tide và Ariel bắt đầu sản xuất nước giặt và quảng bá sản phẩm này như một lựa chọn cao cấp, nhắm đến người tiêu dùng hiện đại. Cho tới hiện tại, nước giặt đã trở thành một phần quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt tại các thành phố lớn, nơi người tiêu dùng yêu cầu sự hiệu quả và thoải mái, tiện lợi.

Lịch sử ra đời của nước giặt
Lịch sử ra đời của nước giặt

2.3. Ưu và nhược điểm của nước giặt

Ưu điểm của nước giặt: 

Được tạo ra với sứ mệnh thay thế vị trí của bột giặt, nước giặt có những ưu điểm vô cùng vượt trội:

  • Dễ hòa tan trong nước: Nước giặt có khả năng hòa tan hoàn toàn trong nước, ngay cả khi giặt ở nhiệt độ thấp. Điều này giúp loại bỏ nguy cơ còn sót lại các hạt tẩy rửa trên quần áo sau khi giặt, cũng như giúp cho việc giặt đồ dễ dàng hơn, không làm trầy xước da tay. 
  • Không để lại cặn: Nước giặt là dạng lỏng, vì vậy khi giặt không để lại cặn trên quần áo, sử dụng giặt máy cũng không lo cặn làm tắc ống xả. điều này giúp bảo vệ máy giặt và quần áo khỏi hư hại. 
  • Dịu nhẹ với vải và da nhạy cảm: Nước giặt thường dịu nhẹ hơn, phù hợp với các loại vải mềm và ít gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Đây là lý do mà nhiều gia đình có trẻ nhỏ hoặc người có da nhạy cảm thường ưu tiên lựa chọn nước giặt để sử dụng.
  • Tiện lợi khi dùng: Nước giặt thường đi kèm với nắp đong hoặc được thiết kế để người dùng dễ dàng đong liều lượng chính xác, tránh lãng phí. Cũng không cần hòa tan trước khi giặt vì nước giặt vốn dễ tan.
  • Mùi hương dễ chịu: nước giặt có đa dạng mùi hương, lưu hương tốt.
  • Làm mềm vải: nước giặt thường có thêm các chất giúp làm mềm vải, khi phơi quần áo không bị khô cứng.
  • Ít gây phai màu: Trong nước giặt nồng độ chất tẩy rửa thấp hơn, khiến cho quần áo ít bị phai màu hơn.
    Ưu điểm của nước giặt
    Ưu điểm của nước giặt

Nhược điểm của nước giặt:

  • Giá thành cao: Một trong những hạn chế lớn của nước giặt là giá thành cao hơn so với bột giặt, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Điều này có thể gây ra gánh nặng tài chính đối với các gia đình có thu nhập thấp.
  • Khả năng làm sạch yếu hơn đối với vết bẩn cứng đầu: Mặc dù nước giặt có thể xử lý tốt các vết bẩn nhẹ, nhưng đối với các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ hoặc bùn đất, nó có thể không hiệu quả bằng bột giặt. Trong một số trường hợp, người dùng cần sử dụng thêm các sản phẩm tẩy rửa khác để làm sạch triệt để.
  • Hao nhanh: Nước giặt tạo ra lượng bọt vừa phải, khả năng làm sạch ở mức khá nên để đạt hiệu quả tương đương với bột giặt khi giặt các vết bẩn cứng đầu, nước giặt thường phải sử dụng với lượng nhiều hơn. Có nghĩa là dùng nước giặt sẽ nhanh hết hơn sản phẩm thông thường, khiến cho chi phí tiêu dùng tăng lên.

Xem thêm: Những mẹo giúp bé tự giác giữ gìn vệ sinh cá nhân

3. Nên dùng bột giặt hay nước giặt thì tốt hơn?

Sau khi phân tích kỹ lưỡng về ưu và nhược điểm của cả hai loại sản phẩm, có thể thấy để trả lời cho câu hỏi “nên dùng bột giặt hay nước giặt?” còn phải xem xét các yếu tố sau đây:

– Loại vải và mức độ bẩn của quần áo: Nếu bạn giặt các loại quần áo dày, bẩn nhiều như quần áo thể thao, đồng phục công nhân, hoặc các vật dụng gia đình lớn như rèm cửa, ga trải giường, bột giặt sẽ là lựa chọn phù hợp hơn. Tuy nhiên, đối với các loại vải mềm, nhạy cảm hoặc các bộ quần áo trẻ em, nước giặt sẽ giúp bảo vệ sợi vải và dịu nhẹ với làn da hơn.

– Cách giặt: Đối với giặt tay, bạn sử dụng một trong hai loại bột hoặc nước đều được. Tuy nhiên nếu da tay mỏng, yếu hoặc dễ kích ứng thì nên sử dụng nước giặt. Nếu giặt máy, với các máy giặt hiện đại, nước giặt thường phù hợp hơn do khả năng hòa tan tốt và không để lại cặn. Điều này cũng giúp bảo vệ máy giặt và tiết kiệm nước hơn. Tuy nhiên các hãng đã sản xuất loại bột giặt dành riêng cho máy giặt, khắc phục được phần nào những yếu điểm, dù độ hòa tan vẫn không thể bằng nước giặt nhưng đủ bạn có thể an tâm sử dụng.

– Ngân sách gia đình: Nếu bạn ưu tiên tính tiết kiệm, cũng như khối lượng quần áo cần phải giặt nhiều và thường xuyên thì bột giặt có thể là lựa chọn hợp lý hơn. Ngược lại, nếu bạn sẵn sàng chi tiêu cho sự thoải mái và tiện dụng thì nước giặt sẽ là lựa chọn yêu thích của bạn. 

– Độ nhạy cảm của da: Nếu các thành viên trong nhà có làn da nhạy cảm hoặc giặt đồ cho bé, nước giặt sẽ là lựa chọn an toàn hơn cho gia đình bạn.

Nên dùng bột giặt hay nước giặt
Nên dùng bột giặt hay nước giặt

4. Kết luận

Trong thời đại hiện đại, không có câu trả lời duy nhất cho việc nên chọn bột giặt hay nước giặt. Cả hai loại sản phẩm đều có những ưu và nhược điểm riêng, phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của người tiêu dùng. Trong khi bột giặt vẫn là lựa chọn phổ biến nhờ khả năng làm sạch mạnh mẽ và giá thành hợp lý, nước giặt lại được ưa chuộng với dịu nhẹ, thơm tho với da và quần áo, cũng như những tiện ích mà nó mang lại.

Cuối cùng, sự lựa chọn phù hợp nhất là sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu giặt giũ của gia đình bạn. Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi ở đầu bài “nên dùng bột giặt hay nước giặt” hay chưa?

Đánh giá bài viết

Bài viết cùng chủ đề: